Marketing mix là gì?
Marketing mix là gì? Đây là khái niệm không chỉ những người làm marketing, mà ngay cả những người làm kinh doanh cũng đều cần biết. Vậy marketing mix là gì? Mô hình marketing 4P và 7P trong marketing mix? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Marketing mix là gì?
Marketing mix hay còn gọi là marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu truyền thông trên thị trường. Trước đây, marketing mix chỉ dừng lại ở mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong hoạt động marketing sản phẩm cụ thể.
Còn ngày nay, khi marketing phát triển lan ra các lĩnh vực dịch vụ thì yếu tố con người được đề cao hơn cả. Do vậy, mô hình này được phát triển thành marketing 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại là Process (quy trình), people (con người) và physical Evidence (bằng chứng vật lý).
Mô hình marketing 4P truyền thống
Mô hình marketing 4P truyền thống thường xuất hiện trong các kế hoạch marketing sản phẩm hữu hình cụ thể. Có nghĩa là người mua hàng có thể trực tiếp nhìn thấy, cầm nắm và trực tiếp trải nghiệm sản phẩm đó. Dưới đây là “giải phẫu” 4P của mô hình marketing truyền thống:
Product (Sản phẩm)
Product dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sản phẩm. Sản phẩm được định nghĩa là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn của một chủ thể nào đó. Nó có thể là những vật cụ thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức hay thậm chí là một ý tưởng.
Price (Giá cả)
Giá cả của sản phẩm chính là khoản chi phí cuối cùng mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu sản phẩm/dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm. Để kinh doanh có lãi, việc định giá rất quan trọng. Bởi nếu giá quá thấp có thể sẽ lỗ, giá quá cao đồng nghĩa với lượng khách mua sẽ ít hơn… Tùy sản phẩm và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi giai đoạn mà chiến lược định giá sẽ khác nhau. Các yếu tố chính nằm trong một chiến ược giá sẽ bao gồm điểm giá ban đầu, giá niêm yết trên bao bì, chiết khấu %, thời kỳ thanh toán…
Place (Phân phối)
Đối với những sản phẩm hữu hình, kênh phân phối là đại diện cho nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Cửa hàng nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán có thể là cửa hàng do doanh nghiệp tự mở, các đại lý bán lẻ, nhà phân phối hay thậm chí có thể là mua bán online qua trang cá nhân, fanpage, group facebook, website, các sàn thương mại điện tử.
Hiện nay nhiều chỗ phân phối thường sử dụng các mã QR code để khách hàng quét nhận quà thu hút được nhiều người quan tâm. (công cụ tạo mã QR code)
Promotion (Xúc tiến thương mại)
Là các hoạt động truyền thông, marketing quảng bá sản phẩm nhằm mục đích đảm bảo khách hàng có thể nhận biết sản phẩm của thương hiệu, sự khác biệt với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Tạo ấn tượng và sự tin tưởng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, để khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện các giao dịch mua bán thật sự hơn và nhờ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi với các khách hàng tiềm năng.
Xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động truyền thông trực tiếp tại điểm bán như treo banner, poster, biển hiệu, trang trí cửa hàng, phát tờ rơi hay truyền thông online như tạo fanpage, website, chạy quảng cáo facebook ads, google ads, SEO… Ngoài ra còn có tổ chức sự kiện, hội thảo, workshop... Với ngân sách lớn, doanh nghiệp có thể đặt quảng cáo trên các kênh truyền hình, báo chí, đài phát thanh….Hiện nay Chatbot Facebook là 1 kênh truyền thông hiệu quả mà chi phí thì tiết kiệm.
3P marketing được bổ sung vào mô hình marketing mix trong marketing dịch vụ
Khi sản phẩm cần marketing của doanh nghiệp không còn dừng lại ở sản phẩm hữu hình, hệ thống marketing mix truyền thống dường như không thể áp dụng hoàn toàn với những sản phẩm/dịch vụ vô hình. Ví dụ như dịch vụ mạng, dịch vụ phần mềm… Do vậy, hệ thống marketing truyền thống ban đầu cần được thay đổi cho phù hợp với đặc tính vô hình của lĩnh vực dịch vụ. Và đó là nguyên nhân khiến mô hình marketing mix được bổ sung thêm vào 3P - gọi là marketing 7Ps đó là: Process (quy trình), People (con người) và Physical Evidence (bằng chứng vật lý). Cụ thể:
Process (Quy trình): quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty.
People (Con người): Đó chính là những nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ, là người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với khách hàng.
Physical evidence (Bằng chứng vật lý): các yếu tố trưng bày bên trong cửa hàng, tạo sự chuyên nghiệp để ghi điểm trong tâm trí khách hàng qua không gian cửa hàng, biển hiệu cửa hàng, trang phục nhân viên….
Trên đây là toàn bộ những giải đáp marketing mix là gì và những thành tố P bên trong nó mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng định nghĩa này sẽ phần nào giúp bạn hiểu được các khái niệm để lập kế hoạch marketing đầy đủ và chi tiết hơn. Chúc bạn thành công!